Lục Tỉnh Nam Kì – Mới nhất

Lục Tỉnh Nam Kì – NAM KỲ LỤC TỈNH – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Bài viết NAM KỲ LỤC TỈNH – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH thuộc chủ đề về Lục Tỉnh Nam Kì đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !!
Hôm nay, hãy cùng Kingbank tìm hiểu NAM KỲ LỤC TỈNH – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH trong bài viết hôm nay nhé !

Mời bạn Xem video Lục Tỉnh Nam Kì

Giới thiệu về NAM KỲ LỤC TỈNH – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NAM KỲ LỤC TỈNH (NAM BỘ CỦA VIỆT NAM)
Miền Nam ngày xưa được một số người gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh. Lịch sử hình thành và phát triển Nam Kỳ Lục Tỉnh là lịch sử của gần 400 năm gian khổ khẩn hoang lập làng của những nhóm lưu dân người Việt từ Đàng Trong xuôi Nam, của những nhóm lưu dân người Hoa bài Mãn, phục Minh và sự cộng cư của các thổ dân bản địa. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 07: Vương Quốc Phù Nam Vùng đất hoang vu này, từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 07 thuộc về Vương Quốc Phù Nam, bao gồm một vùng đất bao la trải dài từ lưu vực sông Cửu Long đến sông Mê Nam (Thái Lan) xuống đến tận các đảo Mã Lai. Vương quốc này gồm những dân cư hải đảo như Malaysian, Indonesian.
Di tích còn tìm thấy được của văn minh Phù Nam là nền văn minh Óc Eo gần núi Ba Thê (Châu Đốc

thế kỷ thứ 6: vương quốc Chân Lạp
vua chúa Phù Nam cai trị hà khắc nên dân chúng có một cuộc nổi dậy bởi một sắc tộc tên là từ miền Korat (Bắc Kampuchea và Hạ Lào bây giờ) tràn xuống vùng Biển Hồ, đánh đuổi người Môn và lập nên vương quốc Chân Lạp vào thế kỷ thứ 6.
nhưng nội bộ các vương tộc Chân Lạp từ lúc thành lập luôn luôn tranh chấp nhau, chia cắt đất nước thành nhiều lãnh địa (như vào thế kỷ thứ 8 có đến 5 lãnh địa). Họ rất hiếu chiến và hay trả thù, trong 3 lần dời kinh đô từ Angkor qua Oudong rồi Phnom Penh hay mỗi lần thay đổi triều đại, dân Khmer tàn phá hết di tích và tàn sát phe đối nghịch. Nội chiến đã làm quốc gia suy yếu, Chân Lạp thường bị Xiêm nhiều lần đánh chiếm đất đai hay phải cắt đất dâng cho Xiêm mỗi khi có một ông hoàng Khmer sang Xiêm cầu cứu.
Năm 1620 Cuộc Nam Tiến của dân ta đã bắt đầu trong bối cảnh nội chiến này của xứ Chân Lạp và cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn của nước ta.

rừng vùng Preikor (Saigon),
Trước khi người Việt đến, vùng này chỉ có vài mươi nóc nhà người Môn – Khmer trên các gò cao ở sâu trong rừng vùng Preikor (Saigon), sống biệt lập với người Khmer và chính quyền Khmer ở vương triều.
Năm 1623, chúa Sãi cho đặt hai trạm thu thuế ở Prei Nokor (Sài Gòn,nay ở khoảng Quận 5) và Kas Krobei (Bến Nghé,nay ở khoảng quận 1
Từ đó, chúa Nguyễn khuyến khích dân Thuận Quảng và đưa tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh với chúa Trịnh vào Nam khẩn hoang lập ấp ở vùng đất mới.
Sử cũ ghi là năm 1665 có độ 1000 người Việt vào lập nghiệp ở vùng đất mới này. Sau những đợt di dân tự nguyện và cưỡng bách của người Việt, vào cuối thế kỷ 17, có hai đợt di dân của người Trung hoa đến.
Năm 1679, khoảng 3000 binh sĩ trung thành với nhà Minh đi trên 50 chiến thuyền đến xin chúa Nguyễn cho lập nghiệp. Chúa Nguyễn chia ra hai nhóm, một nhóm do Trần Thượng Xuyên chỉ huy đến khai phá vùng Cù Lao Phố (Biên Hòa), Gia Định, một nhóm do Dương Ngạn Địch chỉ huy xuống Mỹ Tho và Cao Lãnh.
Trong cuộc cộng cư này, những cuộc hôn nhân giữa người Hoa và người Việt đã sớm thành hình. Năm 1710, số người Việt và Minh hương lên đến 20.000 người, phần lớn tập trung trong vùng Đồng Nai và Tiền Giang.
Năm 1681, một nhóm di dân khác cũng người Minh do Mạc Cửu chỉ huy đổ bộ lên đảo Koh Tral , tiếng Việt là Phú Quốc rồi dùng đường bộ lên Kampot, đến Oudong xin thần phục vua Khmer. Mạc Cửu được vua Khmer cho phép khai thác một vùng đất rộng lớn trong vịnh Xiêm La, mở sòng bạc, buôn bán với các ghe tàu qua lại, thu hút lưu dân Trung Hoa từ khắp nơi tới, có một thế lực rất lớn trong vùng.

Theo sử sách, dưới thời vua Gia Long và giai đoạn đầu trị vì của vua Minh Mạng (1802-1832), cả vùng này được gọi là Trấn Gia Định mà Tả Quân Lê Văn Duyệt là người hai lần được bổ nhiệm làm Tổng Trấn ở đây. Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bãi bỏ Gia Định Trấn. Miền Nam lúc đó được thay đổi từ 5 Trấn của Gia Định được chia thành 6 tỉnh (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Hai năm sau (năm Giáp Ngọ, 1834), vùng Lục tỉnh thuộc Gia Định Thành trước đây được gọi chung là Nam Kỳ. Từ đó có tên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh.

#namkyluctinh; #sàigònxưa; #lichsusaigon;
#namkỳlụctỉnhxưavànay; #lụctỉnhnam kỳ;
#sàigòn; #sàigònngàynay;
#lichsunambo; #lichsuvietnam; #namkỳ;
#NguyễnPhúcNguyên;#Saigonluctinh;
#saigongiadinh;#trinhnguyenphantranh;
#lichsuchanlap; #lichsuphunam;
#ChânLạp;#Phùnam #Angkor;

LINK KÊNH

Tra cứu thêm thông tin về Lục Tỉnh Nam Kì tại Wikipedia

Bạn nên tra cứu thêm thông tin chi tiết về Lục Tỉnh Nam Kì từ website Wikipedia tiếng Việt.

Câu hỏi về Lục Tỉnh Nam Kì

Nếu có bắt kỳ câu hỏi nào về Lục Tỉnh Nam Kì hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết NAM KỲ LỤC TỈNH – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Lục Tỉnh Nam Kì giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Hình ảnh về Lục Tỉnh Nam Kì

Lục Tỉnh Nam Kì - NAM KỲ LỤC TỈNH - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Hình ảnh giới thiệu cho Lục Tỉnh Nam Kì

Tham khảo thêm những video khác về Lục Tỉnh Nam Kì tại đây: Nguồn tham khảo từ khóa Lục Tỉnh Nam Kì tại Youtube

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *